1. Ban Dân tộc
2. Ban Dân vận Tỉnh ủy
3. Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ CSSP
4. Ban Nội chính Tỉnh ủy
5. Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng
6. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông
7. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
8. Ban Tổ chức Tỉnh ủy
9. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
10. Báo Cao Bằng
11. Cục Quản lý thị trường
12. Cục Thi hành án dân sự tỉnh
13. Cục Thống kê tỉnh
14. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
15. Cơ quan Đảng ủy Khối
16. Hội Chữ thập đỏ tỉnh
17. Hội Cựu chiến binh tỉnh
18. Hội Đông y tỉnh
19. Hội Người mù tỉnh
20. Hội nhà báo tỉnh
21. Hội Nông dân tỉnh
22. Hội Văn học nghệ thuật tỉnh
23. Khí tượng thủy văn
24. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
25. Sở Công thương
26. Sở Giao thông vận tải
27. Sở Kế hoạch và Đầu tư
28. Sở Khoa học và Công nghệ
29. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
30. Sở Ngoại vụ
31. Sở Nội vụ
32. Sở Tài chính
33. Sở Tài nguyên và Môi trường
34. Sở Thông tin và Truyền thông
35. Sở Tư pháp
36. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
37. Sở Xây dựng
38. Thanh tra tỉnh
39. Tỉnh Đoàn Cao Bằng
40. Tỉnh Hội Phụ nữ
41. Liên hiệp các Hội Khoa học Kĩ thuật
42. Tòa án nhân dân tỉnh
43. Trường Chính trị Hoàng Đình Giong
44. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
45. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
46. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh
47. Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng
48. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
49. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
50. Công đoàn cơ sở Công ty Xổ số kiến thiết Cao Bằng
I. CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC
1. Đ/c Ngọc Văn Phán - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, Chủ tịch CĐVC tỉnh.
2. Đ/c Đoàn Thị Lịch - Phó Chủ tịch CĐVC tỉnh.
II. BAN THƯỜNG VỤ
1. Đ/c Ngọc Văn Phán - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, Chủ tịch.
2. Đ/c Đoàn Thị Lịch - Phó Chủ tịch.
3. Đ/c Lê Văn Miều - Chủ tịch CĐCS, Phó Giám đốc Sở Nội vụ.
4. Đ/c Nông Quốc Tuấn - Chủ tịch CĐCS, Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp.
5. Đ/c Ngọc Văn Chắn - Chủ tịch CĐCS, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
III. BAN CHẤP HÀNH
1. Đ/c Ngọc Văn Phán - Ủy viên Thường vụ LĐLĐ tỉnh, Chủ tịch.
2. Đ/c Đoàn Thị Lịch - Phó Chủ tịch.
3. Đ/c Lê Văn Miều - Chủ tịch CĐCS, Phó Giám đốc Sở Nội vụ.
4. Đ/c Nông Quốc Tuấn - Chủ tịch CĐCS, Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp
5. Đ/c Lê Văn Giang - Chủ tịch CĐCS, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
6. Đ/c Phạm Thị Hồng Thúy - Chủ tịch CĐCS, Phó Giám đốc Sở Tài chính.
7. Đ/c La Văn Huyên - Chủ tịch CĐCS, Phó Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh.
8. Đ/c Đinh Bế Hoan - Chủ tịch CĐCS, Phó Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh.
9. Đ/c Hoàng Thị Kiên - Chủ tịch CĐCS,Trưởng phòng Phổ biến giáo dục pháp luật Sở Tư pháp.
10. Đ/c Hoàng Thị Hằng - Phó Chủ tịch CĐCS, Phó Trưởng phòng (phụ trách) Phòng Quản trị Tài vụ, Văn phòng UBND tỉnh.
11. Đ/c Nông Xuân Hanh - Chủ tịch CĐCS, Phó Chánh Văn phòng Sở Công Thương.
12. Đ/c Hoàng Cao Đức - Chủ tịch CĐCS, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
13. Đ/c Ngọc Văn Chắn - Chủ tịch CĐCS, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
14. Đ/c Triệu Thanh Dung - Chủ tịch CĐCS, Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
15. Đ/c Lương Đức Tố - Chủ tịch CĐCS, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
IV ỦY BAN KIỂM TRA
1. Đ/c Hoàng Thị Kiên - Ủy viên BCH Công đoàn Viên chức tỉnh, Chủ tịch CĐCS Sở Tư pháp- Chủ nhiệm
2. Đ/c Thẩm Anh Minh - Sở Nội vụ.
Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam
Ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX do ảnh hưởng những tư tưởng chính trị, xã hội tiến bộ trên thế giới (học thuyết Mác-LêNin), vai trò của các lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Đức Cảnh, hoạt động tích cực của tổ chức Đảng Cộng sản và phong trào công nhân, Công đoàn Việt Nam đã ra đời trong hoàn cảnh đất nước nghèo nàn lạc hậu, Nhà nước nửa thuộc địa phong kiến, giai cấp công nhân trưởng thành qua hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Từ khi ra đời (28/7/1929), Công đoàn Việt Nam luôn chăm lo bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động, chịu sự lãnh đạo của Đảng, gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH,HĐH) đất nước, Công đoàn Việt Nam đã và đang tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và tập hợp đông đảo công nhân viên chức, lao động (CNVC,LĐ) trong các thành phần kinh tế, đi đầu làm nòng cốt trong các phong trào cách mạng do Đảng khởi xướng, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
1. Tính chất của Công đoàn Việt Nam.
Tính chất là đặc trưng của sự vật nói lên cái này khác với cái kia. Tính chất của một tổ chức là “đặc điểm riêng” tương đối ổn định của tổ chức, phản ánh thực tế khách quan về mục tiêu, tôn chỉ của tổ chức khi hình thành và xuyên suốt trong quá trình phát triển, với các mối quan hệ, các nguyên tắc, phương pháp tổ chức hoạt động.
Giai cấp công nhân vừa là nguồn gốc vừa là cơ sở xã hội hình thành, tồn tại và phát triển tổ chức Công đoàn. Bởi công đoàn ra đời là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Hình thức tổ chức của Công đoàn là liên hiệp công nhân lao động theo nghề nghiệp (Trade Union) và dựa trên nguyên tắc tự nguyện…Từ những “đặc điểm riêng đó” đã xác định Công đoàn Việt Nam có hai tính chất: tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân.
1.1. Biểu hiện tính chất giai cấp của giai cấp công nhân:
Công đoàn Việt Nam là tổ chức đoàn thể của giai cấp công nhân, ra đời tồn tại phát triển nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của giai cấp công nhân.
Công đoàn Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân; thực hiện mục tiêu, quán triệt nguyên tắc tổ chức- tập trung dân chủ, đường lối xây dựng cán bộ của Đảng.
1.2. Biểu hiện tính quần chúng:
- Kết nạp CNVC,LĐ vào tổ chức không phân biệt nghề nghiệp, tín ngưỡng, thành phần…
- Cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trào quần chúng CNVC,LĐ và được họ tín nhiệm bầu ra.
- Nội dung hoạt động của công đoàn đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của động đảo CNVC,LĐ.
Hai tính chất của Công đoàn có quan hệ gắn bó mật thiết phản ánh bản chất của Công đoàn Việt Nam. Cần quán triệt sâu sắc hai tính chất này trong tư tưởng chỉ đạo, xây dựng tổ chức và hoạt động, không coi trọng tính chất này hoặc xem nhẹ tính chất kia.
2. Vị trí của tổ chức công đoàn trong điều kiện chính trị, xã hội.
Công đoàn Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy Công đoàn có một vị thế nhất định trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam và trong tâm thức của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Việt Nam nói chung. Cụ thể hơn vị trí Công đoàn Việt Nam còn được thể hiện trên cơ sở pháp lý, quy định trong các văn bản pháp luật cơ bản, hiện hành và các văn bản dưới luật. Tại khoản 1 Điều 1 Luật Công đoàn Việt Nam năm 1990 quy định: “Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam”. Nghiên cứu vị trí của Công đoàn Việt Nam để từ đó biết được các mối quan hệ với các tổ chức chính trị, xã hội khác nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ công đoàn:
- Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỗ dựa vững chắc và là sợi dây chuyền nối liền quần chúng với Đảng.
- Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, ngược lại Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Công đoàn hoạt động.
- Với tổ chức chính trị, xã hội khác, Công đoàn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hạt nhân trong Khối liên minh Công-Nông-Trí thức, bình đẳng, tôn trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động(thông qua các Nghị quyết liên tịch).
3. Vai trò của Công đoàn Việt Nam.
Vai trò của một tổ chức là nói đến sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển. Sự tác động của tổ chức Công đoàn được dựa trên cơ sở tính chất, vị trí của tổ chức công đoàn thông qua các hoạt động phong trào cách mạng của quần chúng công nhân lao động. Để các phong trào hành động cách mạng của quần chúng trước hết công đoàn phải có quá trình tập hợp, tuyên truyền, hướng dẫn CNVC, LĐ…Đó là vai trò trường học của Công đoàn. Vai trò của Công đoàn Việt Nam trong các thời kỳ:
- Thời kỳ chưa có chính quyền, Công đoàn có vai trò trường học đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Công đoàn có vai trò là trường học Chủ nghĩa xã hội của người lao động: Công đoàn tham gia quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp…; Tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế…; Giáo dục thái độ lao động mới, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hóa, lối sống…
Ngày nay trong giai đoạn cách mạng mới, đất nước bước vào thời kỳ CNH-HĐH, vai trò của Công đoàn Việt Nam càng ngày phát triển, mở rộng thông qua phong trào cách mạng của CNVC, LĐ tác động trên các lĩnh vực: - Kinh tế: trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Công đoàn tham gia đổi mới cơ chế quản lý, củng cố nguyên tắc tập trung mở rộng dân chủ, đẩy mạnh hoạt động công đoàn trong các thành phần kinh tế, đảm bảo kinh tế quốc doanh giữ vai trò then chốt, chủ đạo…
- Chính trị: Công đoàn là sơi dây chuyền nối tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng CNVC, LĐ, xây dựng giai cấp công nhân, củng cố khối liên minh Công, Nông và trí thức, góp phần ổn định chính trị. Văn hóa- xã hội: Công đoàn tuyên truyền giáo dục CNVC, LĐ chống tiêu cực và tệ nạn xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, tích cực sáng tạo của CNVC, LĐ.
(Theo Tài liệu bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở)
Hiện nay sự nghiệp đổi mới đang đi vào chiều sâu, sự phát triển của khoa học, công nghệ và sự bùng nổ về thông tin đang diễn ra nhanh chóng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học của cán bộ, công chức, viên chức, lao động được nâng lên, cùng với quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, vấn đề đặt ra cho tổ chức Công đoàn là phải đổi mới toàn diện, nội dung và phương thức hoạt động, nhất là trên lĩnh vực truyền thông nhằm chuyển tải thông tin hoạt động phong phú và đa dạng của tổ chức Công đoàn và phong trào CNVCLĐ một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và hữu ích đến người lao động.
Trang thông tin điện tử của Công đoàn Viên chức tỉnh Cao Bằng phản ảnh bức tranh toàn cảnh về chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ thống Công đoàn viên chức tỉnh và các Công đoàn cơ sở trực thuộc; kết quả các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, lao động; nêu gương những điển hình tốt; truyền tải các quy định về chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần nâng cao nhận thức chính trị, trau đồi kiến thức và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng tổ chức Công đoàn và đội ngũ đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, lao động ngày càng vững mạnh, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của Đảng và Nhà nước.
Trang thông tin điện tử Công đoàn Viên chức tỉnh Cao Bằng lần đầu tiên ra mắt bạn đọc có thể sẽ không tránh khỏi những sơ suất, rất mong sự đóng góp của các Công đoàn cơ sở trực thuộc và các đồng chí đoàn viên để giúp cho trang thông tin ngày càng hoàn thiện hơn, phong phú về nội dung, hấp dẫn lôi cuốn về hình thức.